Nick Vujicic và bài học về truyền thông
Ngay khi Nick Vujicic "đặt chân" tới Việt Nam, trên các trang mạng, blog, đặc biệt Facebook xuất hiện nhiều luồng ý kiến. Trong số đó có những ý kiến chỉ trích ban tổ chức sự kiện này và cả nhóm của Nick.
Có sự chỉ trích là vì lãng phí tiền bạc khi chi tới 31,7 tỉ đồng cho chương trình, đã có sự "phân biệt đối xử" những người khuyết tật Việt Nam. Thậm chí có cả ý kiến phán xét nặng lời, cho rằng ban tổ chức mượn sự khuyết tật để làm thương hiệu. Dư luận trái chiều như mợt cơn lốc, lan ào ào trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hai phe bênh vực và phê phán "ném đá" nhau rào rào.
Khi chúng tôi liên lạc với ban tổ chức, đề nghị họ cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến khoản chi 32 tỉ đồng (lúc này- ngày 24-5 – đã lên đến 36 tỉ đồng) thì đại diện ban tổ chức tỏ ra bất bình. Họ đặt lại câu hỏi: Tạo sao dư luận lại lên án chúng tôi làm việc với động cơ tốt? Những ý kiến trên Facebook, blog không phải ý kiến chính thống, liệu có cần quan tâm không? Tại sao phải công khai cả những chi tiết tài chính trong khi bản thân việc mang Nick đến đã là quá vất vả và chúng tôi không chỉ vì chú ý đến lợi ích riêng của doanh nghiệp mà còn muốn làm điều gì đó về tinh thần cho xã hội. Dầu vậy, trước sức ép của dư luận sau đó đã thay đổi.
Nói gì thì nói, doanh nghiệp không thể bỏ qua các luồng dư luận, cho dù những thông điệp xấu đó có thể là kết quả của sự vô tình, của tâm lý bầy đàn hay đó là những định kiến, những suy diễn... Các doanh nghiệp bên cạnh việc chú trọng xử lý khủng hoảng truyền thông trên báo chí chính thống, cũng không nên coi thường dư luận trên mạng xã hội. Một khi thông tin bị dẫn dắt sai lệch nó phải được giải tỏa kịp thời, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội mà tốc độ lan truyền thông tin quá nhanh.
Tập đoàn Hoa Sen đã có trang Facebook, đã đưa các thông tin về phân phối vé của chuỗi chương trình lên đó nhưng lại không công bố những thông tin chính thức xung quanh các câu hỏi mà công chúng trên mạng đặt ra. Nếu ngay lập tức công ty chú ý xử lý những ý kiến trái chiều trên mạng, trả lời trực tiếp các ý kiến phản biện trên Facebook thì chắc chắn mọi chuyện đã khác. Đối với một doanh nghiệp việc quyết định đưa ra thông tin gì, thời điểm nào, liều lượng ra sao, theo kênh truyền thông nào cần phải được cân nhắc, quyết định đúng lúc với sự chân thực cao để có được hiệu quả truyền thông như mong muốn.
Nếu biết cách làm thương hiệu đôi khi doanh nghiệp không cần tốn chi phí quảng cáo mà vẫn được giới truyền thông tự nguyện thông tin. Doanh nghiệp sẽ chủ động chọn những đại sứ phù hợp với tính cách thương hiệu và tính cách mình muốn xây dựng trước công chúng, "đánh" vào những giá trị nhân văn hoặc sự khác lạ, không theo bề nổi nhưng lại bền vững về ảnh hưởng và dư âm. Những dự án này nếu được thực hiện chuyên nghiệp sẽ cộng hưởng nhiều giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ở đây, sự kiện Nick còn những hạt sạn, như hành xử thái quá của vệ sĩ hay số bộ phận hậu cần, phiên dịch có lúc không chuẩn, sự phô trương quá nhiều logo của doanh nghiệp đôi khi làm "hoa mắt" khán giả. Hay một đôi chỗ trong các chương trình giao lưu còn mang tính hình thức, rườm rà. Với một sự kiện lớn trên 70.000 người tham dự, những điều đó tuy không lấn át được dư âm tốt đẹp với việc Nick đến Việt Nam nhưng cũng là một bài học để suy ngẫm.
Nguồn: http://www.marketingchienluoc.com
Có sự chỉ trích là vì lãng phí tiền bạc khi chi tới 31,7 tỉ đồng cho chương trình, đã có sự "phân biệt đối xử" những người khuyết tật Việt Nam. Thậm chí có cả ý kiến phán xét nặng lời, cho rằng ban tổ chức mượn sự khuyết tật để làm thương hiệu. Dư luận trái chiều như mợt cơn lốc, lan ào ào trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hai phe bênh vực và phê phán "ném đá" nhau rào rào.
Khi chúng tôi liên lạc với ban tổ chức, đề nghị họ cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến khoản chi 32 tỉ đồng (lúc này- ngày 24-5 – đã lên đến 36 tỉ đồng) thì đại diện ban tổ chức tỏ ra bất bình. Họ đặt lại câu hỏi: Tạo sao dư luận lại lên án chúng tôi làm việc với động cơ tốt? Những ý kiến trên Facebook, blog không phải ý kiến chính thống, liệu có cần quan tâm không? Tại sao phải công khai cả những chi tiết tài chính trong khi bản thân việc mang Nick đến đã là quá vất vả và chúng tôi không chỉ vì chú ý đến lợi ích riêng của doanh nghiệp mà còn muốn làm điều gì đó về tinh thần cho xã hội. Dầu vậy, trước sức ép của dư luận sau đó đã thay đổi.
Nói gì thì nói, doanh nghiệp không thể bỏ qua các luồng dư luận, cho dù những thông điệp xấu đó có thể là kết quả của sự vô tình, của tâm lý bầy đàn hay đó là những định kiến, những suy diễn... Các doanh nghiệp bên cạnh việc chú trọng xử lý khủng hoảng truyền thông trên báo chí chính thống, cũng không nên coi thường dư luận trên mạng xã hội. Một khi thông tin bị dẫn dắt sai lệch nó phải được giải tỏa kịp thời, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội mà tốc độ lan truyền thông tin quá nhanh.
Tập đoàn Hoa Sen đã có trang Facebook, đã đưa các thông tin về phân phối vé của chuỗi chương trình lên đó nhưng lại không công bố những thông tin chính thức xung quanh các câu hỏi mà công chúng trên mạng đặt ra. Nếu ngay lập tức công ty chú ý xử lý những ý kiến trái chiều trên mạng, trả lời trực tiếp các ý kiến phản biện trên Facebook thì chắc chắn mọi chuyện đã khác. Đối với một doanh nghiệp việc quyết định đưa ra thông tin gì, thời điểm nào, liều lượng ra sao, theo kênh truyền thông nào cần phải được cân nhắc, quyết định đúng lúc với sự chân thực cao để có được hiệu quả truyền thông như mong muốn.
Nếu biết cách làm thương hiệu đôi khi doanh nghiệp không cần tốn chi phí quảng cáo mà vẫn được giới truyền thông tự nguyện thông tin. Doanh nghiệp sẽ chủ động chọn những đại sứ phù hợp với tính cách thương hiệu và tính cách mình muốn xây dựng trước công chúng, "đánh" vào những giá trị nhân văn hoặc sự khác lạ, không theo bề nổi nhưng lại bền vững về ảnh hưởng và dư âm. Những dự án này nếu được thực hiện chuyên nghiệp sẽ cộng hưởng nhiều giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ở đây, sự kiện Nick còn những hạt sạn, như hành xử thái quá của vệ sĩ hay số bộ phận hậu cần, phiên dịch có lúc không chuẩn, sự phô trương quá nhiều logo của doanh nghiệp đôi khi làm "hoa mắt" khán giả. Hay một đôi chỗ trong các chương trình giao lưu còn mang tính hình thức, rườm rà. Với một sự kiện lớn trên 70.000 người tham dự, những điều đó tuy không lấn át được dư âm tốt đẹp với việc Nick đến Việt Nam nhưng cũng là một bài học để suy ngẫm.
Nguồn: http://www.marketingchienluoc.com