Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được
Việc mở rộng thị trường có ưu điểm chính là thúc đẩy doanh số bán hàng nhưng về lâu dài doanh nghiệp phải trải vốn của mình ra nhiều lĩnh vực, điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty chuyên ngành tấn công
Mở rộng sản phẩm quá nhiều cuối cùng có thể dẫn đến suy thoái và rơi vào quên lãng. Khi bạn đại diện cho tất cả có nghĩa là bạn không đại diện cho bất cứ cái gì hết
13. Quy luật hy sinh.
Để có được thứ gì đó, bạn phải từ bỏ một thứ khác
2chỉ được chọn 1 "cửa" và từ bỏ 2 "cửa" còn lại
Có 3 thứ phải hi sinh trên con đường thành công:
- Sản phẩm: một dây chuyền sản xuất đủ thứ là gánh nặng, bạn phải hi sinh một vài sản phẩm của dây chuyền sản xuất ấy để đi tiếp.
- Mục tiêu thị trường đang nhắm tới: mục tiêu của Pepsi ra đời là người trẻ tuổi nhưng thị trường mà họ đang nhắm tới là tất cả mọi người với lí giải là 1 người 55 tuổi muốn còn 22 tuổi thì uống Pepsi.
- Sự thay đổi liên tục: Cách tốt nhất để duy trì một vị thế ổn định là kiên quyết đi theo con đường đã chọn, hy sinh sự thay đổi liên tục, vì bám theo những chuyển biến của thị trường bạn sẽ bị đánh bật khỏi hành trình bạn đang đi.
14. Quy luật đặc tính.
Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm.
Bạn khám phá ra đặc tính mới của sản phẩm và độ lớn của thị phần mà đặc tính mới đó đem lại cho bạn, nó sẽ làm bạn bất ngờ.
Burger King đã không thành công khi cố giành giật đặc tính “fast” từ tay McDonald’s. Nhưng họ nhìn thấy một đặc tính khác mà McDonald’s đang sở hữu: trẻ em (thể hiện qua các cửa hàng). Burger King có cơ hội định vị họ là người “phục vụ cho nhóm khách hàng trưởng thành”. 1 thị phần không hề nhỏ.
15. Quy luật thành thật với khách hàng.
Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm
Thừa nhận một khuyết điểm trước khách hàng sau đó chuyển nó thành ưu điểm. Điều này sẽ biến sản phẩm của bạn để lại tâm trí của khách hàng nhiều hơn là liên tục nói tốt về nó và cố gắng che dấu khuyết điểm. Hãy nhìn Listerine sử dụng chiến lược này thành công ra sao.
Cũng như công ty thiết kế web Wego chúng tôi tung ra gói thiết kế web giá rẻ, chúng tôi cũng giải thích vì sao nó rẻ cho khách hàng của mình biết. Những ưu điểm và khuyết điểm đều trinh bày rõ ràng, thậm chí chúng tôi còn cho khách dùng thử website trước khi ký hợp đồng
16. Quy luật đòn then chốt hay liều lĩnh.
Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động duy nhất sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể
Suy nghĩ và tìm ra những điểm sơ hở dù là nhỏ nhất, khó nhất và công kích vào đó, tương tự như khi đánh trận trong lĩnh vực quân sự, yếu tố bất ngờ luôn đem lại lợi ích lớn nhất.
Coca-Cola cổ điển là “sản phẩm đích thực”, tạo dựng ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Đó là “đòn then chốt” để cạnh tranh với Pepsi
17. Quy luật không thể dự đoán.
Nếu không phải là người lập kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra
Những gì xảy ra trong tương lai rất khó dự đón vì vậy, một kế hoạch maketing dựa vào những việc sẽ xảy ra trong tương lai thì tỷ lệ thất bại rất cao.
Chỉ có thể dự đoán được xu hướng ví dụ đơn giản, giới trẻ ngày nay ai cũng có nick facebook và những chiếc smartphone chính là xu hướng mà giới trẻ hướng đến thay cho những chiếc điện thoại di động kiểu cũ.
18. Quy luật thành công
Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại
Cái tôi quá lớn sẽ từ từ đưa bạn vào con đường dẫn đến thất bại, làm maketing cũng vậy. Người làm marketing tài năng phải có khả năng tư duy như khách hàng, đặt mình vào vị trí khách hàng, không áp đặt quan điểm chủ quan của mình vào chiến lược marketing
Để tránh gặp tình trạng này, đừng giao phó toàn bộ cho cấp dưới mà hãy xắn tay áo lên và lao vào làm
19. Quy luật thất bại.
Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận.
Thừa nhận thất bại nhưng không làm gì để thay đổi thất bại đó chính là bạn đã tự đào thải chính bản thân mình. Ở Wal-Mart sẽ không có ai bị trừng phạt nếu thử nghiệm thất bại, chỉ trách những người lặp lại cùng một sai lầm.
Môi trường lý tưởng là các nhà quản lý đánh giá một ý tưởng dựa vào các khía cạnh tích cực của chính ý tưởng, chứ không phải đánh giá xem, ý tưởng đó sẽ đem lại lợi ích cho ai.
20. Quy luật cường điệu, thổi phòng
Tình hình thực tế thường trái ngược hoàn toàn với những gì giới truyền thông đưa tin
Nếu mọi việc đang trên đà phát triển thì không cần những chiến lược quảng cáo, maketing rầm rộ. Khi bạn cần đến nó thì bạn phải cẩn thận. Sau chiến tranh, trực thăng được ca ngợi như một phương tiện cá nhân tối ưu, không cần làm đường sá, xe hơi sẽ lỗi thời. Thực tế chính là hiện tại chúng ta đang sống.
Trên cơ bản sự cường điệu, thổi phồng không phải không có mà nó chỉ diễn ra một cách âm thầm, khi bạn nhận ra thì nó đã hoàn toàn thành công.
21. Quy luật gia tốc.
Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời, mà dựa vào khuynh hướng
Phong trào chỉ là một con sóng nhỏ, xu thế mới là thủy triều. Phong trào hình thành từ sự thổi phòng, cường điệu dễ đến nhanh đi còn xu thế thì vô hình và kéo dài
Hiện tượng ngắn hạn có thể mang lại lợi nhuận tức thời nhưng không đủ sức làm lợi cho công ty về mặt lâu dài. Khi phong trào biến mất, công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng
22. Quy luật nguồn lực hay chính là TIỀN.
Một ý tưởng sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính
Steve Jobs và Steve Wozniak có ý tưởng vĩ đại. Nhưng chính nhờ 91.000 USD của Mike Markkula mà máy tính của Apple có tên trên bản đồ kinh tế thế giới.
Trong marketing, người giàu thường sẽ giàu hơn vì họ có đủ nguồn lực để phát triển ý tưởng của họ thành một ý niệm trong tâm trí khách hàng. Các nhà marketing thành công là người biết ứng trước khoản đầu tư của họ.
Lời kết: 22 Quy luật bất biến của maketing này được cho là cẩm nang không thể thiếu cho bất cứ CEO nào. Có thể những kiến thức trong bài viết còn quá xa lạ với bạn nhưng hãy yên tâm vì mỗi quy luật chúng tôi đều có một bài viết và hình ảnh minh họa chi tiết giúp cho bạn dễ hiểu nhất. Áp dụng những kiến thức này trong lĩnh vực quảng bá website của bạn sẽ giúp bạn phần nào cải thiện doanh số bán hàng.
Xem thêm: 22 quy luật bất biến trong marketing (phần 1)